Marketing là một ngành học “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay. Không chỉ có cơ hội việc làm rộng mở mà còn có mức lương cao, đáng mơ ước của nhiều người. Nếu như bạn đang có ý định theo học ngành marketing thì đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.

Ngành marketing là gì?

nganh-marketing-la-gi

Ngành marketing là gì?

Marketing giữ một vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và phát triển thương hiệu. Đây được coi là quá trình tạo dựng giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng để mang về lợi ích cho doanh nghiệp.

Ngành marketing thuộc nhóm ngành đào tạo kinh doanh trong các trường cao đẳng, đại học. Khi theo học ngành này bạn sẽ được đào tạo hệ thống kiến thức nền tảng bao gồm nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,….

Học ngành marketing không bao giờ lỗi thời và ngày càng cần thiết nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cơ hội cho các bạn trẻ là không hề bị giới hạn ở một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Những người làm việc trong ngành marketing được gọi là marketer, công việc chủ yếu là lên kế hoạch, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, xây dựng mối quan hệ với các đại lý cấp bán lẻ.

Các ngành marketing

Marketing được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau dựa theo mục tiêu và chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, đại học. Trong đó, có các chuyên ngành phổ biến sau:

  • Quản trị marketing
  • Truyền thông marketing
  • Quan hệ công chúng
  • Quản trị bán hàng và digital marketing
  • Thẩm định giá
  • Quản trị thương hiệu
  • Quảng cáo

Học ngành marketing ra làm gì?

học-marketing-ra-lam-gi

Học marketing ra làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành marketing tại các trường đại học, cao đẳng sẽ có đủ năng lực để đảm nhận các vị trí từ chuyên viên cho tới quản lý của bộ phận marketing tại các doanh nghiệp, đó là:

  • Nhân viên Marketing Online
  • Nhân viên Digital marketing
  • Nhân viên Content marketing
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng
  • Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
  • Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực marketing
  • Giảng dạy, nghiên cứu quản trị marketing,…

Ngành marketing thi khối nào? Học marketing thi khối nào? 

Các khối thi và môn thi, xét tuyển đại học cao đẳng đối với chuyên ngành marketing đó là:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa).
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa).
  • Khối D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh).
  • Khối D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)

Ngành marketing lấy bao nhiêu điểm?

Mức điểm chuẩn đối với ngành học marketing trong vài năm gần đây của các trường cao đẳng, đại học từ 18 – 27,5 điểm. Mức điểm chuẩn sẽ phụ thuộc vào hình thức xét tuyển và tổ hợp môn xét tuyển của từng trường cao đẳng, đại học.

Ngành marketing học trường nào? Các trường đào tạo marketing

Việc theo học các trường cao đẳng, đại học có chuyên ngành marketing sẽ giúp bạn có nền tảng kiến thức vững chắc để làm các công việc marketing sau này. Dưới đây là danh sách các trường có ngành marketing mà bạn nên theo học:

Khu vực miền Bắc

  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Thương mại
  • Đại học RMIT

marketing-dai-hoc-rmit

Đại học RMIT

  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

Khu vực miền Trung

  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Đại học Nha Trang

Khu vực miền Nam

  • Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  • Đại Học An Giang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Cơ hội việc làm và mức lương của ngành marketing

Cơ hội việc làm của marketing rất rộng mở, với chuyên môn về marketing bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, tổ chức phi lợi nhuận,….Công việc marketing sẽ gắn liền với bộ phận nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng,…

muc-luong-nganh-marketing

Mức lương của ngành marketing

Mức lương cơ bản của một sinh viên chuyên ngành marketing mới ra trường dao động từ 6- 8 triệu đồng/tháng. Sau một năm, mức lương có thể lên tới 8 – 9 triệu đồng/tháng. Đối với cấp quản lý, mức lương có thể lên tới 20 – 30 triệu đồng/tháng chưa bao gồm các khoản phụ cấp, KPI.

Các tố chất cần có để phù hợp với marketing

Để học tập và làm việc trong lĩnh vực marketing, bạn cần có những tố chất sau:

  • Năng động, tự tin, linh hoạt, có khả năng quan sát
  • Có đam mê kinh doanh
  • Có khả năng trình bày, thuyết phục người khác
  • Ham học hỏi, khả năng giao tiếp tốt, nhạy cảm trong kinh doanh
  • Có khả năng phân tích, quản lý; khả năng truyền đạt
  • ….

Với các thông tin có trong bài viết “Ngành marketing là gì? Tất tần tật những điều cần biết về ngành marketing” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn bạn cần có thêm kỹ năng mềm, ngoại ngữ,….để có nhiều lợi thế trong công việc.

Xem thêm