Cầu nâng thiết bị chuyên dụng được sử dụng cho các gara sửa chữa bảo dưỡng hay các cửa hàng rửa xe ô tô chuyên nghiệp. Trong bài viết này xin mời các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu và cách phân loại cầu nâng rửa xe ô tô phổ biến hiện nay.

cầu nâng rửa xe ô tô

Để nhân biết được người ta phân loại dựa vào 2 tiêu chí đó là nguyên lý hoạt động và đặc điểm cấu tạo.

Phân loại cầu nâng ô tô dựa theo nguyên lý hoạt động

Cầu nâng hoạt động dựa trên 2 nguyên lý chính đó là thủy lực và cầu nâng hơi.

Cầu nâng thủy lực:

Loại giàn nâng có thiết kế bình dầu riêng và được kết nối với ty ben bằng ống đồng. Vì thế, thiết bị này sở hữu những lợi thế như: độ bền cao, quá trình nâng lên hạ xuống diễn ra trơn tru, ổn định và an toàn cao.

Đây là loại cầu nâng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nhưng nhược điểm của cầu thủy lực là không thể tùy chỉnh van cho lên nhanh hoặc chậm theo mong muốn.

cau-nang-oto-2-tru
Cầu nâng 2 trụ hoạt động theo nguyên lý thủy lực

Cầu nâng hơi:

Là dòng ben nâng ô tô sử dụng khí trực tiếp từ máy nén khí công nghiệp. Dưới sự hỗ trợ của áp lực lớn của khí nén nên khả năng nâng xe diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng, thậm chí có thể điều chỉnh bằng van.

Đặc biệt, so với loại thủy lực thì cầu nâng hơi có giá thành rẻ hơn. Song, loại cầu này được lắp ống dẫn khí bằng dây nhựa nên độ bền không cao bằng loại ống đồng.

Phân loại dựa theo đặc điểm cấu tạo

Dựa vào đặc điểm cấu tạo này thì cầu nâng ô tô được phân thành 4 loại phổ biến: 1 trụ, 2 trụ, 4 trụ và cầu nâng cắt kéo (chữ X).

Cầu nâng rửa xe ô tô 1 trụ:

Đây là loại cầu nâng chuyên dụng cho các cửa hàng rửa xe ô tô chuyên nghiệp hiện nay.

Có 2 kiểu lắp đặt cầu nâng 1 trụ đó là âm nền và bàn nổi. Mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung khi cửa hàng bạn có thiết bị hiện đại này sẽ giúp thu hút khách hàng đến thường xuyên hơn.

sử dụng cầu nâng ô tô 1 trụ
Thường xuyên kiểm tra cầu nâng

Cầu nâng 2 trụ sửa xe ô tô:

Thiết bị không thể thiếu tại các gara sửa chữa ô tô hiện nay. Thay vì phải nằm chui vào gầm xe để sửa chữa các chi tiết. Thì giờ đây bạn có thể thoải mái đứng dưới để thực hiện công việc.

Cầu nâng 2 trụ được chia thành 2 loại là có cổng và không cổng hay còn được gọi là giằng trên và giằng dưới.

Trong đó, loại có cổng được ưa chuộng sử dụng hơn mặc dù có giá thành cao hơn. Lý do là vì cầu có độ bền tuổi thọ cao, dây cáp thiết kế phần trên nên ít bị mài mòn hoặc bám bụi bẩn. Ngoài ra, loại giằng trên cũng đảm bảo an toàn cao hơn cho người sử dụng lẫn xe của khách hàng nhờ bộ cảm biến báo hiệu tự dừng xe khi nóc chạm đến đỉnh.

Cầu nâng 4 trụ:

Loại này cũng chuyên được sử dụng cho các gara ô tô. Tuy nhiên, vì giá thành cao nên hiện nay chủ yếu được các trung tâm bảo hành của các hãng xe lớn sử dụng.

cầu nâng 4 trụ đỗ xe
Modem cầu nâng ô tô 4 trụ sử dụng cho đỗ xe gia đình

Tuy nhiên, chúng có chức năng đa dạng hơn loại 2 trụ đó là có thể căn chỉnh góc lái, hỗ trợ quá trình kiểm tra và tháo lắp, căn chỉnh lốp, bánh xe.

Xem thêm: Cầu nâng 4 trụ sửa chữa ô tô tốt nhất hiện nay

Cầu nâng cắt kéo:

Hay còn được gọi là cầu nâng chữ X, cầu nâng kiểu xếp. Thường được dùng trong quá trình sửa nhanh ở các garage sửa chữa ô tô chuyên nghiệp.

cầu nâng ô tô di động
Cầu nâng cắt kéo di động là thiết bị chuyên dụng cho dịch vụ sửa chữa ô tô lưu động

Đặc biệt, còn được trang bị thêm khả năng kiểm tra góc đặt bánh xe. Khi bạn lắp thêm bộ kiểm tra góc lái công nghệ 3D. Bên cạnh đó, cầu có thể sử dụng thêm kích phụ để tháo lắp bánh xe dễ dàng.

Tham khảo Cầu nâng cắt kéo Heshbon Hàn Quốc

Hơn nữa, còn giúp tiết kiệm đáng kể diện tích. Bởi sau khi hạ cầu, thiết bị sẽ trả lại mặt bằng như cũ. Tuy nhiên, giá lại cao hơn so với loại 2 trụ và 4 trụ.

Trên đây, là một số cách phân loại cầu nâng rửa xe ô tô cùng đặc điểm của từng loại đang được sử dụng phổ biến. Hy vọng sẽ là thông tin hữu ích trong việc tìm hiểu cầu nâng.