Mệnh đề là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong các bộ môn như tiếng Anh, Toán Học,… Vậy mệnh đề là gì? Hãy cùng mayruaxemini.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

menh-de-la-gi
Tìm hiểu về khái niệm mệnh đề

Mệnh đề là gì Toán 10?

Định nghĩa mệnh đề là gì? 

Mệnh đề là câu khẳng định tính đúng hoặc sai của vấn đề. Một mệnh đề chỉ có thể đúng hoặc sai; chứ không có mệnh đề vừa đúng vừa sai. 

Ví dụ về mệnh đề Toán Học:

  1. 2 > 3. 
  2. Mặt Trời lặn hướng Tây, mọc hướng Đông. 
  3. 5 là một số nguyên tố. 

Mệnh đề chứa biến là gì?

Đây là mệnh đề mà tính đúng/ sai của vấn đề còn phụ thuộc vào các yếu tố phụ thuộc.

Ví dụ: “Số nguyên n chia hết cho 3” không được coi là mệnh đề. Bởi tính đúng – sai của vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể như sau:

  • Nếu n = 9 thì ta sẽ có một mệnh đề đúng.
  • Nếu n = 8 thì ta sẽ có một mệnh đề sai.

=> Như vậy, tính đúng – sai của vấn đề rất khó để xác nhận. 

Phân loại mệnh đề Toán Học

  1. Mệnh đề phủ định

Phủ định của mệnh đề P cũng là một mệnh đề, được ký hiệu là . Hai mệnh đề này có những khẳng định trái ngược nhau. Tức là:

  • Nếu P đúng thì chắc chắn sẽ sai.
  • Nếu đúng thì chắc chắn P sẽ sai.

Ví dụ: Cho mệnh đề: “2 là số chẵn” thì mệnh đề phủ định là “2 không phải là số chẵn” (2 là số lẻ). 

=> Mệnh đề ban đầu là mệnh đề đúng; mệnh đề phủ định là mệnh đề sai.

  1. Mệnh đề kéo theo

Mệnh đề kéo theo là mệnh đề có dạng “Nếu A thì B”, được ký hiệu là “A → B”. Trong đó, cả A và B đều là mệnh đề. Tính đúng – sai của mệnh đề được thể hiện như sau: 

  • A → B đúng khi A sai, B đúng.
  • A → B đúng khi cả A, B đều đúng
  • A → B đúng khi cả A, B đều sai
  • A → B sai khi A đúng nhưng B sai.

Ví dụ: Cho 2 mệnh đề sau: 

A: “8 chia hết cho 4”.

B: “8 là số chẵn”

Khi đó, A → B được phát biểu như sau: “Nếu 8 chia hết cho 4 thì 8 là số chẵn”. 

=> Mệnh đề kéo theo A → B đúng. 

  1. Mệnh đề đảo

Mệnh đề đảo của A → B là B → A.

Trong ví dụ trên, ta có mệnh đề đảo như sau: “Nếu 8 là số chẵn thì 8 chia hết cho 4”.

=> Đây là mệnh đề đúng.

  1. Mệnh đề tương đương

Nếu A → B là mệnh đề đúng và B → A cũng là mệnh đề đúng thì ta có mệnh đề tương đương, được ký hiệu là A ⇔ B. 

Nếu A ⇔ B thì ta có thể nói: A là điều kiện cần và điều kiện đủ để có B.

Ví dụ:

Mệnh đề A: “10 chia hết cho 5”

Mệnh đề B: “10 là số chẵn”. 

=> Cả hai mệnh đề A và B đều đúng nên chúng là mệnh đề tương đương. Ta có thể phát biểu như sau: “10 chia hết cho 5 khi và chỉ số 10 là số chẵn”. 

moi-quan-he-giua-menh-de-keo-theo-va-tuong-duong
Mối liên hệ giữa mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương

Mệnh đề là gì trong tiếng Anh?

Khái niệm mệnh đề là gì tiếng Anh?

Mệnh đề trong tiếng Anh là một cụm có đầy đủ chủ ngữ + vị ngữ, được viết là clause. 

Ví dụ: “When I was a little girl, we often played piano”. (Khi tôi còn là một cô gái nhỏ, tôi thường chơi piano).

=> Ví dụ trên có 2 mệnh đề. 

Phân loại mệnh đề tiếng Anh

  1. Mệnh đề độc lập

Mệnh đề độc lập có tên tiếng Anh là Independent clauses. Đây là một cụm có đầy đủ chủ ngữ + vị ngữ. Chúng có khả năng đứng độc lập giống như một câu đơn giản hoặc là một phần của các câu đa mệnh đề.

Trong mệnh đề độc lập thường dùng các liên từ để kết nối như yet, but, so, nor, and,… 

Ví dụ: Today is Sunday, but I must still get up early. (Hôm nay là chủ nhật, nhưng tôi vẫn phải dậy sớm.)

  1. Mệnh đề phụ thuộc

Mệnh đề này vẫn có đầy đủ chủ ngữ + vị ngữ nhưng lại không thể đứng một mình như một câu độc lập mà bị phụ thuộc vào các thành phần khác. 

Mệnh đề phụ thuộc lại được chia thành nhiều loại, gồm có:

  • Mệnh đề trạng ngữ: thường bắt đầu với các liên từ như when, because, as if, if,  although,… 
  • Mệnh đề danh từ: Đảm nhận chức năng giống như một danh từ. Mệnh đề này thường bắt đầu bằng các từ như which, where, how, why,…. 
  • Mệnh đề tương đối: Hoạt động như một tính để bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc đại từ đứng trước nó. Mệnh đề này thường bắt đầu bằng các tiền tố như whom, which, when, where, whoever,…
cac-loai-menh-de-phu-thuoc
Các loại mệnh đề phụ thuộc

Mệnh đề là gì Văn Học?

Mệnh đề là j trong Văn Học? Theo đó, mệnh đề là một cụm kết cấu gồm có chủ ngữ + vị ngữ và xuất hiện trong câu ghép. 

Câu ghép được chia thành 2 loại, đó là:

  • Câu ghép đẳng lập: Các mệnh đề trong câu hoạt động một cách bình đẳng dựa trên các mối quan hệ như quan hệ nối tiếp, liệt kê, nhân quả, tương phản, tăng tiến, so sánh,…

Ví dụ: Trời mưa càng to, bão càng lớn. (Quan hệ tăng tiến)

Anh ấy đi lên, còn tôi đi xuống. (Quan hệ tương phản).

Nó khát sữa như người nghiện thuốc lá vậy. (Quan hệ so sánh)

  • Câu ghép chính phụ: Là câu ghép có 2 mệnh đề, gồm có một mệnh đề chính và một mệnh đề phụ. Hai mệnh đề này có mối quan hệ phụ thuộc nhau.

Ví dụ: Tôi không thích cô ấy làm điều đó. => Mệnh đề phụ “cô ấy làm điều đó” bổ sung ý nghĩa cho mệnh đề chính. 

Trên đây là bài viết chia sẻ câu mệnh đề là gì, mong rằng sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc liên quan đến chủ đề này thì hãy để lại bình luận bên dưới để cùng thảo luận nhé!