Khái niệm là gì? Khái niệm trong Logic học và Triết học giống hay khác nhau? Trong bài viết dưới đây, Mayruaxemini.vn sẽ giả mã những thắc mắc này, cùng theo dõi nhé!

Khái niệm là gì?

Trong triết học khái niệm là một đối tượng, một hình thức cơ bản của tư duy phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của các đối tượng, sự vật, quá trình, hiện tượng trong tâm lý học và hiện thực khách quan.

Theo triết học, khái niệm được phân làm 2 nhóm là khái niệm Apriori (sản phẩm của trí tuệ) và khái niệm Aposterioric (tạo ra từ quá trình trừu tượng hóa kết quả thực nghiệm).

Theo tâm lý học, các khái niệm sẽ hệ thống hóa sự hiểu biết của con người về thế giới. Trong tâm lý học, có 2 dạng khái niệm là:

    • Khái niệm cổ điển: Là dạng khái niệm có các giới hạn rõ ràng và được hình thành dựa trên các điều kiện phù hợp. Tính chính xác của dạng khái niệm này rất cao.
  • Khái niệm tự nhiên: Là dạng khái niệm không cần dựa vào các điều kiện mà chỉ dựa vào sự tương đồng của những đối tượng được bộ não con người ghi lại trước đó.
tam-ly-hoc-cho-biet-khai-niem-giup-con-nguoi-he-thong-hoa-kien-thuc
Tâm lý học cho biết khái niệm giúp con người hệ thống hóa kiến thức

Khái niệm có 2 thuộc tính cơ bản là ngoại diên và nội hàm. Đây cũng chính là 2 yếu tố cần để hình thành nên kết cấu chung của khái niệm. 

So sánh khái niệm trong Logic học và Triết học

Mayruaxemini.vn đã giúp bạn giải thích khái niệm là gì trong Triết học ở trên. Vậy khái niệm là gì trong logic học?

Trong logic học ghi rõ: Khái niệm là một hình thức tồn tại cơ bản của tư duy, là tập hợp của những dấu hiệu cơ bản, khác biệt, phản ánh đối tượng tồn tại ở một phẩm chất xác định. 

  • Dấu hiệu ở đây được hiểu là kết quả của sự phản ánh thuộc tính của đối tượng, sự vật.
  • Thuật ngữ “khác  biệt” được dùng để chỉ thuộc tính có tính bản chất nhất.

Như vậy, có thể thấy khái niệm trong logic học và triết học đều là một hình thức cơ bản của tư duy và phản ánh những thuộc tính của các đối tượng, sự vật.

khai-niem-trong-logic-va-triet-hoc-kha-giong-nhau
Khái niệm trong logic học và triết học khá giống nhau

Phân loại khái niệm

Dựa trên 2 thuộc tính cơ bản là nội hàm và ngoại diên, khái niệm được phân thành nhiều loại khác nhau, cụ thể:

Phân loại theo nội hàm

Xét theo thuộc tính nội hàm sẽ có những loại khái niệm như sau:

  • Khái niệm trừu tượng và cụ thể

Khái niệm cụ thể là khái niệm dùng để phản ánh đối tượng, sự vật thực tế. Ví dụ như tòa nhà, cây hoa mai…

Khái niệm trừu tượng là khái niệm phản ánh các thuộc tính, quan hệ của các đối tượng, sự vật. Ví dụ như: vô nhân đạo, già dặn, tốt bụng…

  • Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định

Khái niệm khẳng định được dùng để phản ánh sự tồn tại thực tế của các đối tượng và những thuộc tính của đối tượng. Ví dụ: có văn hóa, giàu lòng nhân ái, cái ghế này.

Khái niệm phủ định là khái niệm phản ánh sự không tồn tại của đối tượng cũng như các thuộc tính, quan hệ của nó. Ví dụ: Thiếu tiền, vô phép vô tắc.

Quan hệ giữa khái niệm khẳng định và phủ định là quan hệ tương ứng. Mỗi khái niệm phủ định cũng có thể là khái niệm khẳng định tương ứng và ngược lại.

  • Khái niệm quan hệ và không quan hệ

Khái niệm quan hệ là khái niệm phản ánh sự tồn tại của các đối tượng quy định tới sự tồn tại của các đối tượng khác. Ví dụ: giáo viên – học sinh, vợ – chồng, cha mẹ – con cái.

Khái niệm không quan hệ là khái niệm phản ánh đối tượng mà sự tồn tại của nó có tính độc lập, không phụ thuộc hoặc ảnh hưởng đến các đối tượng khác. Ví dụ: cây xoài, ngôi sao.

Phân loại khái niệm theo ngoại diên

Khi phân loại theo thuộc tính này ta có 5 loại khái niệm chính là:

  • Khái niệm đơn nhất

Đây là khái niệm mà ngoại diên chỉ tồn tại một đối tượng duy nhất. Ví dụ Bác Hồ, núi Tam Đảo.

  • Khái niệm chung

Khái niệm chung là khái niệm mà ngoại diên có 2 phần tử trở lên. Ví dụ: phụ nữ, thanh niên,.. Trong khái niệm chung còn được chia làm 2 nhóm là khái niệm chung hữu hạn và khái niệm chung vô hạn.

vi-du-khai-niem-chung-thanh-nien
Ví dụ về khái niệm chung: Thanh niên
  • Khái niệm tập hợp

Là khái niệm phản ánh nhiều đối tượng đồng nhất với nhau và được xem như một chỉnh thể duy nhất. Ví dụ: rừng, tập thể lớp,…

  • Khái niệm phân biệt

Là khái niệm mà trong đó mỗi một đối tượng thuộc ngoại diên của nó có tính độc lập. Nội hàm của khái niệm phân biệt có thể quy về cho mỗi đối tượng thuộc ngoại diên của khái niệm đó. 

  • Khái niệm rỗng

Khái niệm rỗng được hiểu là khái niệm mà ngoại diên không bao gồm bất cứ đối tượng nào. Nó vẫn có nội hàm nhưng không có phần tử nào của ngoại diên. Ví dụ: con rồng, nàng tiên cá…

Ví dụ về khái niệm

Một vài ví dụ về khái niệm như sau:

  • Kinh tế là một lĩnh vực sản xuất, phân phối và thương mại, cũng như tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ.
  • Pháp luật được hiểu là hệ thống quy định bắt buộc về hành vi, lối ứng xử do Nhà nước ban hành, chấp thuận và giám sát quá trình thực thi.
  • Đạo đức là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội. 

Điểm khác biệt giữa định nghĩa và khái niệm là gì?

Định nghĩa và khái niệm đều mô tả về các đối tượng nghiên cứu nào đó trong khoa học nói chung. Tuy nhiên, khái niệm và định nghĩa cũng có một vài điểm khác nhau như:

  • Khái niệm thường có nghĩa rộng và bao quát hơn. Khái niệm có thể bao hàm cho nhiều đối tượng khác nhau và không yêu cầu cao về tính chi tiết, chặt chẽ và chính xác. Thông tin được đưa đến thường mang tính chung chung.
  • Định nghĩa yêu cầu cao về tính chính xác, chặt chẽ, tập trung và nhất quán. Một đối tượng đã được định nghĩa thì nó là sự tồn tại duy nhất và có thể phân biệt được với những đối tượng khác. 

Kết Luận

Qua những thông tin trong bài, bạn đã hiểu được khái niệm là gì phải không? Mayruaxemini.vn cập nhật những kiến thức hay, bổ ích mỗi ngày, vì thế quý độc giả đừng quên truy cập website thường xuyên nhé!