Kiến thức về biện pháp tu từ hoán dụ đã được giảng dạy trong bộ môn Ngữ Văn lớp 6. Thế nhưng, không phải ai cũng ghi nhớ và hiểu rõ khái niệm hoán dụ là gì cũng như cách sử dụng của nó. Hãy cùng Mayruaxemini.vn tìm hiểu kỹ hơn về biện pháp tu từ hoán dụ ở ngay bài viết dưới đây nhé!

Hoán dụ là gì?

Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 6 khái niệm hoán dụ được nêu rõ: 

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong việc diễn đạt. Biện pháp tu từ này được dùng phổ biến trong thơ văn.

hoan-du-la-mot-trong-4-bien-phap-tu-tu-thuong-duoc-dung
Hoán dụ là một trong 4 biện pháp tu từ thường được dùng

Ví dụ:

Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ?

Khái niệm hoán dụ là gì bạn đã nắm được phải không? Dựa theo phân tích về biện pháp tu từ hoán dụ trong sách giáo khoa Ngữ Văn 6 thì có 4 kiểu hoán dụ cơ bản là:

Cac-kieu-hoan-du-thuong-gap
Các kiểu hoán dụ thường gặp
  • Dùng bộ phận để chỉ cái toàn thể

Đối với phép hoán dụ này, người nói, người viết thường sẽ lấy các bộ phận trên cơ thể để thay thế toàn bộ cơ thể, dùng một mùa để thay thế cho cả năm hoặc dùng thành phần để chỉ tổng thể kết cấu.

Ví dụ: Dưới mái nhà ấy, chúng tôi đã cùng nhau lớn lên

=> Từ “mái nhà” ở đây được sử dụng để biểu trưng cho cả ngôi nhà – nơi mà “chúng tôi đã lớn lên”.

  • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

Hiểu một cách đơn giản thì đây là hình thức hoán dụ mà người nói, người viết sẽ sử dụng các sự vật có tính bao quát hơn để nói về sự vật, hiện tượng bao trùm đó.

Ví dụ:

Vì sao trái đất nặng ân tình/Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh

=> Hình ảnh hoán dụ trong câu thơ này là trái đất. Tác giả dùng “trái đất” để chỉ hình ảnh người dân Việt luôn nhớ đến Bác Hồ, nhớ đến công ơn của Người.

  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Đây là phép hoán dụ dựa trên sự tương cận và gần gũi giữa 2 sự vật để làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn và người đọc, người nghe có thể hiểu hết ý mà tác giả muốn truyền tải.

Ví dụ: Thân em như củ ấu gai/Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

=> Người phụ nữ thời xưa phải làm nông vất vả, chân tay luôn lấm bùn và làn da sần sùi, đen giống với củ ấu gai. Thế nhưng, họ lại là những người phụ nữ có phẩm chất tốt, có lý tưởng, chịu thương chịu khó. 

  • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Cách hoán dụ này tác giả thường lấy những cái cụ thể, dễ hiểu, dễ cảm nhận được ở các sự vật, sự việc có điểm tương đồng với nhau để chỉ những thứ mơ hồ, trừu tượng. Từ đó, giúp cho người nghe, người đọc cảm thấy dễ hiểu hơn.

Ví dụ:

Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

=> Hình ảnh hoán dụ ở đây là “một cây”, “ba cây”. “Một cây” biểu trưng cho sự đơn lẻ, không đoàn kết sẽ không làm được việc lớn. “Ba cây” biểu trưng cho đoạn kết, tạo nên sức mạnh và dễ dẫn đến thành công.

Ý nghĩa của biện pháp tu từ hoán dụ là gì?

Hoán dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn học và đời sống hàng ngày. Nó giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm và giúp cho quá trình diễn đạt ý nghĩ, quan điểm của mọi người có hiệu quả hơn.

Thêm vào đó, hoán dụ cũng được dùng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Nhờ đó, độc giả có thể dễ dàng hiểu và liên tưởng đến hai đối tượng mà không cần so sánh chúng.

Biện pháp tu từ này cũng giúp cho tác giả thể hiện được cá tính và cảm xúc của bản thân trong lời văn ý thơ. 

Xem thêm:

Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ

Cơ sở hình thành nên hoán dụ là sự liên tưởng và phát hiện mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng. Đây cũng chính là lý do mà rất nhiều người thường có sự nhầm lẫn giữa biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

An-du-va-hoan-du-la-2-bien-phap-tu-tu-khac-nhau
Ẩn dụ và hoán dụ là 2 biện pháp tu từ khác nhau

Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ 2 biện pháp tu từ này:

Điểm chung giữa hoán dụ và ẩn dụ:

  • Đây đều là những biện pháp tu từ gọi tên của sự vật, hiện tượng bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng khác.
  • Đều tăng tính gợi hình, gợi cảm trong cách diễn đạt

Điểm khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Hoán dụ Ẩn dụ
Sự liên tưởng trong phép hoán dụ thường dựa trên quan hệ tương cận, gần gũi giữa 2 sự vật, hiện tượng.  Sự liên tưởng trong phép ẩn dụ dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa 2 sự vật, hiện tượng. Sự tương đồng đó thường xuất phát từ hình thức, cách thể hiện, phẩm chất và cảm giác.
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân ly

=> Áo chàm là trang phục đặc trưng của đồng bào Việt Bắc. 

Tác giả đã hoán dụ áo chàm với buổi phân ly để thể hiện sự lưu luyến và buồn thương ở buổi chia ly giữa đồng bào Việt Bắc và các chiến sĩ cách mạng.

Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Hình ảnh ẩn dụ ở đây là “mặt trời”. Nó được dùng để nói về sự to lớn, ấm áp của Bác Hồ. 

Ví dụ phép hoán dụ

Ví dụ về phép hoán dụ:

  • Vì lợi ích mười năm phải trồng cây/Vì lợi ích trăm năm phải trồng người

=> “Mười năm” là hình ảnh hoán dụ chỉ thời gian ngắn. “Trăm năm” là hình ảnh hoán dụ chỉ thời gian dài. Kiểu hoán dụ ở đây là lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

  • Anh là lớp trưởng được cả lớp mến mộ

=> Hình ảnh hoán dụ “cả lớp” để chỉ các thành viên trong tập thể lớp. Kiểu hoán dụ ở đây là lấy vật chứa đựng gọi tên vật bị chứa đựng.

  • Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh

=> Hình ảnh hoán dụ “người đầu bạc” – chỉ những người đã lớn tuổi, “người đầu xanh” – chỉ người còn trẻ tuổi.

Kết Luận

Với những thông tin có trong bài viết, tin rằng quý bạn đọc đã hiểu hoán dụ là gì và phân biệt được điểm khác nhau giữa biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ. Đừng quên truy cập Mayruaxemini.vn để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé!