Khi nói đến trí tuệ hầu như chúng ta đều nghĩ ngay đến chỉ số IQ. Tuy nhiên EQ cũng là một chỉ số trí tuệ khác của con người. Vậy chỉ số IQ và EQ là gì? Chỉ số EQ trung bình của người Việt Nam chúng ta là bao nhiêu? Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay trong bài viết ngày hôm nay. Đừng bỏ lỡ nhé!

1. Chỉ số EQ là gì?

EQ (Emotional Quotient) được hiểu là trí tuệ cảm xúc hoặc chỉ số cảm xúc. EQ là khả năng hiểu, sử dụng và quản lý cảm xúc của mình để giảm bớt sự căng thẳng, giao tiếp đạt hiệu quả, có sự đồng cảm với người khác, tự tin vượt qua thử thách và xoa dịu những xung đột.

 EQ là gì?
EQ là gì? Chỉ số eq đánh giá bởi những yếu tố nào

Có thể nói EQ chính là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người, là yếu tố quyết định hành vi của người đó.

Những người có chỉ số EQ cao thường có khả năng chịu được áp lực tốt, luôn bình tĩnh trước mọi tình huống và biết cách ứng xử trước mọi người. Bên cạnh đó họ cũng là những người giàu tình cảm, luôn biết tiết chế cảm xúc của bản thân và dễ thông cảm với người khác.

Vì vậy ai có chỉ số EQ cao sẽ có cơ hội thành công bên ngoài cuộc sống xã hội hơn là trong trường học. Nó giúp họ xây dựng được các mối quan hệ bền chặt hơn và đạt được các mục tiêu nghề nghiệp và cá nhân đã đặt ra.

Một số nghiên cứu đã chứng minh, đồng thời phân chia rõ từng khoảng trí tuệ cảm xúc dựa trên chỉ số của EQ test. Cụ thể như:

  • Dưới 84: là nhóm người có EQ thấp, chiếm khoảng 16% dân số thế giới.
  • Từ 85 đến 115: người có EQ nằm ở mức trung bình, đây cũng là khoảng điểm EQ phổ biến nhất, tương đương với 68% dân số thế giới.
  • Từ 116 – 130: người có EQ cao, chiếm khoảng 14% dân số thế giới.
  • Từ 131 trở lên: là chỉ số EQ cao, thuộc mức tối ưu mà trên toàn thế giới chỉ có 2% dân số có thể đạt được mức này. 

Vậy chỉ số EQ trung bình của người Việt Nam chúng ta là bao nhiêu? Theo các nghiên cứu mới nhất từ các bài test EQ cho thấy chỉ số EQ của chúng ta rơi vào mức trung bình khoảng 110, con số này cao hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực. Có thể thấy rằng người Việt rất khéo léo trong việc nhận biết, phân tích và chi phối cảm xúc.

2. Chỉ số EQ gồm những trí tuệ cảm xúc nào?

2.1. Tự nhận thức

Đây được xem là khả năng rất quan trọng ở mỗi người. Chỉ khi bản thân hiểu được cảm xúc thì mới có thể cân bằng được trạng thái của mình.

chỉ số eq là gì
Sự tự tin là một dạng trí tuệ cảm xúc

Ngoài ra, sự am hiểu bản thân về một số khía cạnh khác như: sở thích, trực giác, nguồn lực… cũng giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và đưa ra những quyết định quan trọng. Ngoài ra, những yếu tố quan trọng của khả năng tự nhận thức ở mỗi cá nhân cũng bao gồm: 

  • Sự tự tin: là khả năng nhận diện được những giá trị, năng lực của bản thân.
  • Nhận diện cảm xúc: là khả năng tự nhận biết và đánh giá ý nghĩa cảm xúc của mình cũng như của người khác. 

2.2. Tự điều chỉnh

Khả năng kiểm soát chính mình được đánh giá là khả năng tự quản lý và tiết chế những cảm xúc bên trong bản thân. Nó bao gồm cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực. Điều này giúp bạn có thể dễ dàng cân bằng cảm xúc của bản thân và cư xử sao cho phù hợp với trạng thái của người khác. 

Người EQ cao đều có khả năng tự điều chỉnh rất tốt. Bên cạnh đó, loại trí tuệ cảm xúc này còn bao gồm một số khía cạnh khác như:

  • Có thể quản lý tốt những mâu thuẫn – xung đột.
  • Có thể duy trì những tính cách tốt, đáng tin cậy như: sự công bằng, sự trung thực, sự liêm chính…
  • Luôn là người có trách nhiệm với những việc làm của mình.
  • Là người linh hoạt, dễ dàng thích ứng với mọi môi trường
  • Luôn luôn cởi mở, tích cực tiếp thu cái mới.

2.3. Động lực

Với những người có EQ cao luôn xác định được mục tiêu rõ ràng, xây dựng thái độ tích cực để tạo thêm động lực cho bản thân. Bên cạnh đó, sự chuyển hóa cảm xúc từ tiêu cực thành tích cực giúp bạn có những suy nghĩ tốt hơn và nỗ lực phấn đấu nhiều hơn.

Chỉ số eq cao
Người có EQ cao luôn có thái độ sống lạc quan

Động lực chính là kết quả của những nỗ lực dưới đây:

  • Tinh thần lạc quan: điều này giúp bạn có thể tin tưởng và theo đuổi ước mơ, dự định của mình một cách bền bỉ. Có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại hay sự thất bại với một tinh thần lạc quan nhất.
  • Luôn sẵn sàng thực hiện mục tiêu mà mình đã đề ra nếu như thời cơ đến.
  • Luôn đưa ra những quyết định phù hợp, mang lại lợi ích chung cho tập thể.
  • Luôn phấn đấu để thực hiện dự định của bản thân, cải thiện mọi tiêu chuẩn theo hướng tích cực.

2.4. Đồng cảm

Đồng cảm là khả năng nhận biết, am hiểu những cảm xúc, nhu cầu của những người xung quanh. Điều này giúp bạn có thể dễ dàng nắm bắt được những mong muốn của đối phương, giúp bạn thành công hơn trong công việc và cuộc sống. 

Người có EQ thuộc mức cao thường rất khéo léo trong việc ứng xử sao cho phù hợp với cảm xúc của người khác. Chính vì vậy mà họ còn là những người có khả năng thăng tiến tốt nhờ vào một số yếu tố như:

  • Dễ dàng đáp ứng mong muốn của mọi người nên có nhiều cơ hội phát triển trong nghề nghiệp.
  • Dễ dàng trong việc nhận diện những điểm yếu, điểm mạnh của người khác.
  • Có khả năng đồng cảm với mọi người, làm sáng tỏ những nhu cầu, cảm xúc bên trong của họ.

2.5. Kỹ năng xã hội

Kỹ năng xã hội được hiểu là sự nhạy bén, thành thạo trong việc dẫn dắt, gợi mở ra những phản ứng mà bạn mong muốn người khác đạt được từ bên trong.

Người có EQ cao thường có khả năng lãnh đạo
Người có EQ cao thường có khả năng lãnh đạo

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng thành công của một người tỷ lệ thuận với kỹ năng xã hội của họ. Vì vậy những người có EQ thấp thường gặp khó khăn trong công việc,nhất là những ngành yêu cầu cao về khả năng giao tiếp. Một số kĩ năng mà Người có chỉ số EQ cao thường sở hữu một số kỹ năng như:

  • Khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt mọi thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả.
  • Có tố chất của một nhà lãnh đạo, dễ dàng truyền cảm hứng cho người khác.
  • Có chiến thuật độc đáo, mang tính thuyết phục cao.
  • Có khả năng thấu hiểu giúp giải quyết những xung đột, bất đồng trong tổ chức.

3. Chỉ số IQ là gì?

IQ (Intelligence Quotient) được hiểu là chỉ số thông minh của não bộ con người. IQ chính là thước đo khả năng suy luận; mức độ mà một người nào đó có thể sử dụng những thông tin và tính logic để trả lời những câu hỏi hoặc đưa ra các dự đoán.

chỉ số iq
Chỉ số IQ – Intelligence Quotient

Các bài kiểm tra IQ giúp đánh giá chỉ số thông minh bằng cách đo trí nhớ ngắn hạn và dài hạn của một người. Ngoài ra nó cũng đo lường mức độ một người có thể giải các câu đố và nhớ lại thông tin mình đã nghe với tốc độ ra sao. 

Người có IQ cao đồng nghĩa với việc họ sẽ có tư duy, phản xạ vô cùng nhanh nhạy và ngược lại. Với một người bình thường thì chỉ số IQ sẽ là từ 85 – 115. Có một phần nhỏ những người có chỉ số IQ rất thấp (dưới 70) hoặc IQ rất cao (trên 130). 

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến IQ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thông qua chỉ số IQ có thể dự đoán được thành công xã hội, công việc và giáo dục. Ngoài ra thông qua chỉ số này cũng có thể dự đoán tuổi thọ của một người. Chính vì vậy mà những người có IQ cao thường được giáo dục chu đáo hơn; họ thường nắm những vị trí cao hơn trong công việc, có thu nhập tốt hơn là những người có IQ thấp.

yếu tố ảnh hưởng đến IQ
Phương pháp giáo dục có ảnh hưởng đến IQ

Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng đúng. Một số học thuyết cũng cho thấy rằng những yếu tố khác như: sự chăm chỉ, sự kiên trì, kỹ năng xã hội cũng quyết định sự thành công nhiều hơn là chỉ số IQ. 

Một số nhà khoa học đã đưa ra các yếu tố có ảnh hưởng đến trí thông minh của một con người, đó chính là: 

  • Phương pháp giáo dục
  • Ăn uống
  • Luyện tập
  • Di truyền

5. Sự khác biệt giữa IQ và EQ

Chỉ số EQ chính là là thước đo chỉ số trí tuệ cảm xúc của một con người. Người sở hữu EQ cao là người biết nhận định, kiềm chế chính xác cảm xúc của bản thân cũng như mọi người xung quanh. Vì vậy mà người EQ cao có đời sống rất lạc quan và khả năng chịu được áp lực cực kì tốt.

Một số công việc thích hợp dành cho những người có EQ cao là: Nhà văn, nhà triết học, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nhà lãnh đạo… Đây đều là những công việc này cần sự kiên nhẫn và có khả năng định hướng được cho người khác mà những người EQ cao lại sở hữu điều này.

Sự khác nhau giữa IQ và EQ
Sự khác nhau giữa IQ và EQ

IQ là chỉ số thông minh của một người, nó là thước đo để đánh giá trí tuệ của người đó. Người sở hữu IQ cao sẽ có đầu óc vô cùng sáng tạo, có lối tư duy vô cùng logic, trí nhớ tuyệt vời. Vì vậy mà họ có thể tiếp thu và ghi nhớ mọi thứ một cách nhanh chóng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Công việc thích hợp dành cho những người có IQ cao là: Nhà khoa học, bác học, nghiên cứu toán học, bác sĩ, kỹ sư, lập trình viên… Đây đều là những công việc cần sự tư duy logic mới có thể làm được.

6. Các chỉ số khác

Đừng chỉ quan tâm mỗi chỉ số eq là gì? Bên cạnh chỉ số EQ và IQ thì chúng ta còn có 6 chỉ số khác cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Đồng thời cũng nói nên năng lực của mỗi người là khác nhau.

  • AQ (Adversity Quotient) – Chỉ số vượt nghịch cảnh

Nhiều người thắc mắc AQ là gì? AQ là chỉ số đo lường khả năng của một người đối phó với những nghịch cảnh xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ có trí tiến thủ, kiên trì và chịu đựng được gian khổ. Người có AQ cao có khả năng thăng tiến tốt và dễ thành công hơn trong tương lai.

aq là gì
Chỉ số vượt nghịch cảnh AQ
  • CQ (Creative Intelligence) – Chỉ số sáng tạo

Có những người cho rằng chính sự sáng tạo là yếu tố phân biệt giữa người này với người khác và chính nó cũng là cốt lõi của sự thông minh. Đây chính là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa gọi là “chỉ số sáng tạo”. 

Người có chỉ số sáng tạo cao là người đó có tư duy, lối suy nghĩ rất sáng tạo và khác biệt. Họ dễ trở thành người đi đầu xu hướng, không bị tụt hậu nên rất có tiềm năng để phát triển.

Chỉ số xã hội SQ
Chỉ số xã hội SQ
  • SQ (Social Quotient) – Chỉ số xã hội

Chỉ số xã hội SQ chính là khả năng nhận biết dựa vào EQ kết hợp sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới xuất hiện trong xã hội giúp người đó chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng.

Người có chỉ số xã hội cao thường có các phương thức ứng phó trong công việc sai cho phù hợp với nhu cầu xã hội, mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • MQ (Moral Quotient) – Chỉ số đạo đức

Mọi người thường đánh giá đạo đức của một người thông qua hành động của họ. Chỉ số đạo đức được luôn luôn được đề cao và là vấn đề không cần bàn cãi vì đã được thừa nhận chung. Vì vậy mà cụm từ “có đức có tài” cũng đi liền với nhau.

  • SQ (Speech Quotient) – Chỉ số biểu đạt ngôn ngữ

Chỉ số SQ chính là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạt chính xác và hữu hiệu của một con người. Khi biết biểu đạt ngôn ngữ một cách chính xác và nhạy bén thì bạn sẽ dễ dàng thành công hơn. 

  • PQ (Passion Quotient) – Chỉ số đam mê 

Bất cứ một việc gì cũng chỉ thành công nếu như bạn toàn tâm toàn ý dành cho nó. Và để biểu thị cho phẩm chất này người ta đã đưa ra khái niệm “Chỉ số đam mê”.

Người sở hữu PQ cao sẽ yêu thích một lĩnh vực nào đó, luôn dốc toàn bộ thời gian và sức lực của mình để theo đuổi đam mê, từ đó dễ đạt được thành công.

Trên đây là những thông tin liên quan đến IQ, EQ là gì. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông thú vị liên quan đến các chỉ số này. Đừng quên theo dõi https://mayruaxemini.vn/ để cập nhật cho mình những thông tin bổ ích khác nhé!