Cấu tạo cầu nâng 1 trụ thủy lực khá đơn giản chính vì thế việc vận hành cũng không có gì khó khăn cả, bạn chỉ cần được hướng dẫn một chút là có thể điều khiển được. Thế nhưng chính vì nghĩ là đơn giản nên nhiều người đã bỏ qua để từ đó trong quá trình sử dụng thường gặp những lỗi khá cơ bản.

Vậy để cầu nâng 1 trụ thủy lực hoạt động tốt, mang lại hiệu quả làm việc tối ưu và đảm bảo an toàn. Bạn cần phải nắm được rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị này.

Xem thêm: Cấu tạo cầu nâng 2 trụ và cách vận hành của chúng

cấu tạo cầu nâng 1 trụ thủy lực
Cấu tạo cầu nâng 1 trụ thủy lực

Cấu tạo cầu nâng 1 trụ thủy lực:

Xy lanh

– Đây là bộ phận quan trọng nhất, còn được gọi với tên khác là ty nâng. Nó này có tác dụng đẩy bàn nâng nhờ lực đẩy của áp suất từ máy nén khí.

– Vì đây là bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất là việc của cầu nâng. Thế nên bạn chú ý thường xuyên kiểm tra xem nó có bị dò rỉ nhớt ra ngoài hay không.

Bàn nâng

Thiết bị có tác dụng nâng đỡ xe ô tô. Chúng được làm chủ yếu từ thép đúc có độ bền cao. Hiện nay trên thị trường có mấy loại bàn nâng chính là chữ H, I, X. Về cơ bản không có gì khác nhau có chăng chỉ là khác về hình thức.

Bàn nâng chữ H
Bàn nâng chữ H được lựa chọn sử dụng nhiều

Bình nhớt và hệ thống khí nén:

– Cầu nâng sử dụng bình nhớt có dung tích 150l và hệ thống máy nén khí từ 10-15hp.

Trên đây là 3 bộ phận chính của hệ thống cầu nâng 1 trụ thủy lực. Ngoài ra còn phụ kiện khác như các đường ống dẫn dầu nhớt, van khóa 2 chiều….

– Người dùng nên chú ý thay nhớt định kỳ. Đối với những loại nhớt bình thường thì nên thay một năm/ lần; còn sử dụng loại nhớt tốt cho cầu nâng thì vài năm mới phải thay một lần.

Nguyên lý hoạt động của cầu nâng ô tô 1 trụ thủy lực

– Đầu tiên, người sử dụng mở van khóa 2 chiều để khí nén từ hệ thống máy nén khí công suất lớn được mở tạo áp lực lớn đẩy dầu nhớt từ bình chứa vào bên trong trụ nâng. Nhớt được bơm vào trụ nâng và sẽ đẩy xi-lanh piston lên. Và bàn nâng được từ từ nâng lên.

– Khi trụ nâng đã nâng lên đến độ cao nhất định thì khóa van lại.

– Để hạ thiết bị xuống chúng ta chỉ việc mở lại van và với tải trọng của xe, dầu nhớt sẽ được đẩy ngược ra khỏi xi-lanh trở về bình chứa.

sử dụng cầu nâng ô tô 1 trụ
Thường xuyên kiểm tra cầu nâng

Chú ý khi sử dụng cầu nâng thủy lực

Thường xuyên kiểm tra phớt cầu:

– Phớt có nhiệm vụ để ngăn không cho dầu nhớt bên trong xilanh thoát ra ngoài. Và cũng ngăn chặn hóa chất, đất cát lọt vào bên trong, làm xước xi-lanh. Sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của thiết bị.

– Phớt được làm từ cao su mà làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với hóa chất vì vậy rất hay hỏng. Vì thế, từ 3 – 6 tháng nên thay thế một lần tùy thuộc vào tần xuất hoạt động của thiết bị.

Nhớt

– Loại nhớt thường sử dụng là loại nhớt thủy lực, hay còn gọi là nhớt 10.

– Nên lựa chọn những loại nhớt chuyên dụng được nhà sản xuất khuyên dùng để đảm bạo đúng hiệu nâng của cầu nâng.

Tham khảo: Cầu nâng 1 trụ đã qua sử dụng những vấn đề cần lưu ý

Với những thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu nâng 1 trụ thủy lực mà chúng tôi vừa giới thiệu. Hy vọng, các bạn sẽ hiểu được để có thể vận hành thiết bị một cách tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.