Có nhiều ý kiến cho rằng, câu ghép là sự kết hợp của hai hay nhiều câu đơn giản. Điều này có liệu có đúng không? Hãy cùng Mayruaxemini.vn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm câu ghép là gì và các loại câu ghép thường được dùng qua bài viết dưới đây!

Câu ghép là gì?

Theo Wikipedia, câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau, thường từ 2 vế trở lên và mỗi một vế đều có cấu tạo giống như một câu đơn, đầy đủ cụm chủ – vị. Câu ghép thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với các câu khác trong đoạn hoặc bài văn và luôn có 2 cụm chủ – vị trở lên.

trong-tieng-anh-cau-ghep-la-Compound-Sentences
Trong tiếng Anh, câu ghép là Compound Sentences

Theo chương trình đào tạo tiếng Việt, các vế của câu ghép thường được nối với nhau theo 4 cách sau:

  • Dùng từ ngữ có tác dụng nối
  • Nối trực tiếp không dùng từ nối hoặc cặp từ hô ứng
  • Nối bằng cặp hô ứng
  • Nối bằng các quan hệ từ

Trong tiếng Anh, câu ghép được định nghĩa bởi cụm từ Compound Sentences.

Tác dụng của câu ghép là gì?

Sử dụng câu ghép sẽ giúp cho câu văn của bạn không bị hụt hoặc thiếu ý. Đồng thời, nó cũng giúp cho ý nghĩa của câu văn được làm rõ hơn. Thêm vào đó, câu ghép còn có tác dụng giúp bạn tóm gọn lại vấn đề làm cho người đọc, người nghe dễ hiểu hơn.

Khi sử dụng loại câu này trong làm văn, nó cũng sẽ giúp bạn tránh được các trường hợp bị lặp từ, không cô đọng nghĩa.

Phân loại câu ghép trong Tiếng Việt

Về cơ bản, câu ghép có 5 loại chính. Mỗi một loại câu ghép đều có nhiệm vụ riêng và được sử dụng cho những mục đích khác nhau. Vì thế, bạn cần hiểu rõ bản chất của từng loại câu trước khi sử dụng nhé!

cac-loai-cau-ghep-pho-bien
Các loại câu ghép phổ biến

Câu ghép chính phụ

Đây là những câu ghép có hai mệnh đề chính, phụ. Hai mệnh đề này phụ thuộc lẫn nhau và bổ sung nghĩa cho nhau. Mệnh đề chính và mệnh đề phụ thường được liên kết với nhau bằng các quan hệ từ hoặc từ liên kết.

Mệnh đề phụ thường chỉ nguyên nhân, kết quả, mục đích, điều kiện. Ví dụ: Nếu em chăm chỉ thì em đã thành công.

Câu ghép đẳng lập

Đây là loại câu ghép có 2 vế câu mang ý nghĩa độc lập, không phụ thuộc vào nhau. Mối quan hệ giữa chúng là quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc. Các vế câu trong loại câu ghép này thường kết nối với nhau bằng quan hệ từ đẳng lập.

Ví dụ: Hôm nay Lan làm việc hoặc mai làm.

Có 4 loại câu ghép đẳng lập như sau:

  • Câu ghép đẳng lập có quan hệ liệt kê: Các vế trong câu thường được nối với nhau bằng quan hệ từ có tính liên hợp. Mỗi một vế sẽ thể hiện các ý nghĩa về sự vật, hiện tượng có cùng tính chất hoặc quá trình. Ví dụ: Trăng thanh và gió mát.
  • Câu ghép đẳng lập có quan hệ tiếp nối: Các vế trong câu thể hiện được sự tiếp nối của sự vật, hiện tượng theo trật tự tuyến tính. Hoặc các vế câu được kết nối với nhau bằng quan hệ từ mang tính liệt kê. Ví dụ: Bút máy của tôi bị rơi và bút chì cũng rơi ngay sau đó.
  • Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn: Các vế trong câu sẽ thể hiện ý nghĩa khác nhau nhưng đều hướng về cùng một chủ đề. Ví dụ: Hôm nay hoặc ngày mai sẽ làm.
  • Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu: Mỗi một vế trong câu sẽ thể hiện các ý nghĩa đối ứng và tương phản nhau. Chúng thường được kết nối với nhau bằng từ “nhưng” hoặc từ “song”. Ví dụ: Đầm bị dính bẩn nhưng nó vẫn rất xinh.

Câu ghép hỗn hợp

Đây là câu được tạo nên bởi câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập. Giữa các vế của câu ghép hỗn hợp sẽ có mối quan hệ tầng bậc và nhiều quan hệ về mặt ngữ pháp.

Ví dụ: Cô ấy đạt thành tích tốt trong thi cử, cả nhà ai cũng vui mừng vì đây là bước đệm để cô ấy cố gắng nhiều hơn trong tương lai.

=> 2 mệnh đề câu ghép đẳng lập “cô ấy đạt thành tích tốt trong thi cử” và “cả nhà ai cũng vui mừng vì đây là bước đệm để cô ấy cố gắng nhiều hơn trong tương lai”.

=> 2 mệnh đề trong câu ghép chính – phụ: “cả nhà ai cũng vui mừng” sử dụng từ nối “vì” để nối mệnh đề 2 là “là bước đệm để cô ấy cố gắng nhiều hơn trong tương lai”.

Câu ghép hô ứng

Tên gọi khác của câu ghép hô ứng là câu ghép qua lại. Các vế câu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và không thể tách rời chúng thành những câu đơn. Cách để nối các vế câu trong loại câu ghép hô ứng thường là sử dụng phụ từ và cặp đại từ. Ví dụ: “chưa…đã”, “mới…đã”, “càng…càng”…

Ví dụ: Chủ thế nào thì vật thế ấy.

Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép

Quan hệ giữa các vế trong câu ghép đã được thầy cô giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, điển hình như:

nhung-moi-quan-he-thuong-gap-giua-cac-ve-trong-cau-ghep
Những mối quan hệ thường gặp giữa các vế trong câu ghép

Quan hệ nguyên nhân – kết quả

Loại câu ghép có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả thường sẽ sử dụng các cặp quan hệ từ như “bởi vì – cho nên”, “vì – nên”, “do – nên”.

Ví dụ:

  • Anh trốn học nên thầy giáo đã liên lạc với bố mẹ của Anh.
  • Do hôm nay thời tiết tốt nên chúng ta sẽ tổ chức cắm trại ngoài trời.

Quan hệ điều kiện – kết quả

Câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện – kết quả thường sẽ diễn tả hành động, sự việc chỉ có thể xảy ra khi có các hành động, sự việc khác cùng xảy ra. Các cụm từ nối thường được dùng trong câu ghép chỉ quan hệ này thường là “nếu-thì”, “hễ-giá”, “hễ-như-thì”…

Ví dụ:

  • Nếu bạn không đến thì tôi cũng sẽ không đi họp lớp nữa
  • Hễ mà cô ấy đến sớm thì chúng tôi đều không cần lo trễ giờ.

Quan hệ tương phản

Câu ghép chỉ mối quan hệ tương phản thường sẽ có 2 mệnh đề diễn tả ý nghĩa trái ngược nhau. Các bạn sẽ dùng đến những mệnh đề quan hệ như: “tuy – nhưng” hoặc “mặc dù – nhưng”.

Ví dụ:

  • Tuy đau tay nhưng tôi vẫn đến trường đầy đủ
  • Dù rất buồn nhưng Hoa vẫn nấu ăn cho cả lớp

Quan hệ tăng tiến

Câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các mệnh đề trong câu thường sẽ dùng đến các cặp quan hệ từ như “không chỉ…mà còn”, “không những…mà còn”.

Ví dụ: Trâm Anh không chỉ hát hay mà còn múa dẻo

Quan hệ mục đích

Câu ghép chỉ mối quan hệ mục đích giữa các vế trong câu thường được thể hiện bằng các quan hệ từ như: để, thì…

Ví dụ: Để có được điểm 10 thì bạn phải cố gắng luyện tập nhiều hơn

Phân biệt câu ghép và câu đơn

Để phân biệt được điểm khác nhau giữa câu đơn câu ghép là gì bạn cần hiểu rõ về 2 loại câu này!

Câu đơn là gì? Câu ghép là gì?

Qua các thông tin trên, bạn đã nắm được khái niệm câu ghép là gì phải không?. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 câu đơn được định nghĩa như sau:

Câu đơn là câu được cấu tạo từ một cụm chủ ngữ và vị ngữ. Có 3 kiểu câu đơn thường gặp là câu rút gọn, câu đặc biệt và câu bình thường.

Điểm khác nhau giữa câu đơn, câu ghép là gì?

Câu đơn và câu ghép có sự khác nhau rõ rệt về cấu tạo câu, cụ thể:

Câu đơn Câu ghép
  • Là câu chỉ có 1 cụm chủ – vị. Nó thường được dùng để biểu đạt cho một nội dung nhất định. 
  • Sau cụm chủ – vị thì là các trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn.
  • Là câu có cấu tạo khá phức tạp, có 2 hoặc nhiều cụm chủ – vị trong câu.
  • Thành phần trạng ngữ trong câu ghép có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối của câu.

Một số lỗi học sinh thường mắc phải khi làm bài tập về câu ghép

Bởi vì câu ghép có cấu tạo phức tạp nên khi làm bài tập liên quan đến loại câu này, đa số các bạn học sinh đều sẽ mắc các lỗi như sau:

  • Không xác định được câu ghép ở đâu trong bài.
  • Không xác định được cụm chủ – vị trong câu vì câu ghép thường có 2 mệnh đề trở lên.
  • Dễ nhầm lẫn giữa câu đơn, câu ghép và câu phức
  • Bị mắc các lỗi về mặt cấu tạo ngữ pháp khi đặt câu ghép.

Lời Kết

Về cơ bản, kiến thức câu ghép là gì không quá khó để nắm bắt. Điều mà các bạn học sinh cần làm là tập trung học bài, nắm vững các kiến thức về câu ghép và kết hợp “học đi đôi với hành” để ghi nhớ và làm bài tập tốt hơn.